BẠN ĐANG MUỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP?

Để thành lập một doanh nghiêp mới cho riêng mình, bạn cần chuẩn bị khá khá thứ, như: Tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, giấy tờ tùy thân của những người sáng lập, trụ sở doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ.

 Hôm nay, Luật Nguyễn Trang sẽ chia sẻ với bạn về vấn đề này:

1. Tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp là thứ bạn cần chuẩn bị từ đầu. Tuy nhiên, tên bạn muốn đặt cho doanh nghiệp của mình cần phải đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

2. Loại hình doanh nghiệp : Bạn cần xác định được rõ loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn thành lập. Các loại hình doanh nghiệp được phép hoạt động ở Việt Nam gồm có: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân.

3. Giấy tờ chứng thực cá nhân: Chứng minh thư có công chứng hoặc hộ chiếu của những người tham gia thành lập doanh nghiệp (cổ đông của công ty cổ phần, thành viên của công ty TNHH, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, chủ doanh nghiệp tư nhân).

4. Trụ sở chính: Mỗi doanh nghiệp cần phải có trụ sở chính. Trụ sở của doanh nghiệp phải có tính chất cố định, khi muốn thay đổi trụ sở doanh nghiệp đều phải làm hồ sơ để điều chỉnh, vì vậy bạn nên có sự chuẩn bị về địa điểm từ trước. Trong hồ sơ bạn cần ghi rõ địa chỉ cụ thể VD: số nhà – đường – xã – huyện/quận – tỉnh/thành phố.

5. Ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề mà bạn định kinh doanh phải phù hợp với quy định của pháp luật và với điều kiện của bạn. Thành lập doanh nghiệp có thể kinh doanh không giới hạn số lượng ngành nghề mà nhà nước cho phép hoạt động.

6. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: Trước khi thành lập doanh nghiệp bạn cần xác định phải có người đại diện pháp luật để thay mặt doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

7. Vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp: Thành lập doanh nghiệp đều phải đăng ký mức vốn điều lệ, đảm bảo chịu trách nhiệm với số vốn đăng ký. Vốn điều lệ không phải chứng minh với bất cứ tổ chức nào, vốn điều lệ để căn cứ đóng thuế môn bài hàng năm của doanh nghiệp.

Những thông tin chi tiết sẽ được đăng tải trong các bài viết tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *